Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập huyện Bảo Lâm (11/7/1994 -11/7/2024)! Cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc quyết tâm xây dựng Bảo Lâm phát triển nhanh và bền vững!
cậu học trò người dân tộc châu mạ với thành tích học tập tốt và niềm đam mê với nhạc cụ dân tộc In trang
19/06/2024 09:03 CH

Vượt lên hoàn cảnh khó khăn, cậu học trò nghèo K’Thư  học sinh lớp 12A2 Trường THPT Lộc Bắc đã phấn đấu để có thành tích tốt học tập. Kết quả nhiều năm liền em đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện của trường. Không những thế K’Thư  còn có niềm đam mê với các nhạc cụ dân tộc.

K’Thư  cùng các bạn trong trường bên chiếc kèn bầu
K’Thư cùng các bạn trong trường bên chiếc kèn bầu

K’Thư là người con thứ trong gia đình có 8 anh chị em người đồng bào dân tộc Châu Mạ. Do hoàn cảnh gia đình đông anh em  nên cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, các anh chị của em phải nghỉ học từ sớm theo bố mẹ lên nương, lên rẫy lao động. Sống trong gia đình nghèo khó nên K’Thư luôn ý thức được việc học tập và em luôn suy nghĩ chỉ có con đường học tập mới giúp thoát nghèo và có cuộc sống tươi sáng hơn. Vì vậy trong suốt 12 năm học, K’Thư luôn cố gắng và kết quả em luôn đứng trong tốp đầu của lớp, của trường. Đặc biệt, trong suốt 3 năm học THPT K’Thư đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện. Trong cuộc thi  “Khoa học Kỹ thuật dành cho học sinh THPT tỉnh Lâm Đồng” lần thứ XVI - năm học 2023 -2024 em đã tham gia với đề tài “ Giải pháp bảo tồn và phát huy kèn bầu người mạ tại xã Lộc Bắc, Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng” , K’Thư đạt giải Nhì cuộc thi. Đây là một thành tích nổi bật đối với một học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa, gặp phải rất nhiều khó khăn, thiếu thốn để vượt qua hàng trăm bạn học sinh ở các trường chuẩn, trường trung tâm thành phố.

Qua câu chuyện K’Thư biết: lý do để em chọn đề tài về “bảo tồn và phát huy kèn bầu người mạ tại xã Lộc Bắc, Lộc Bảo,” là vì đây là một trong những loại nhạc cụ tiêu biểu tạo nên nét văn hoá đặc trưng riêng biệt của dân tộc Mạ cũng như các dân tộc Tây Nguyên. Tuy nhiên, hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến kèn bầu đang dần mai một. Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến việc gìn giữ và phát huy giá trị tích cực của nó trong đời sống cộng đồng người Mạ nói riêng và nền văn hoá Tây nguyên nói chung. Do đó cần có các giải pháp hữu hiệu để thực hiện việc bảo tồn. Bên cạnh đó, K’Thư  còn có niềm đam mê với các loại nhạc cụ dân tộc như: cồng chiêng, đàn bầu, sáo….Chính vì vậy em cũng là một trong những người nhỏ tuổi biết sử dụng thành thạo các chiêng và tham gia biểu diện cồng chiêng tại các buổi sinh hoạt cộng đồng, tại trường học…. Bên cạnh đó, em tự tìm tòi, nghiên cứu và chế tạo lại một số nhạc cụ như: đàn bầu, sáo.….

Không chỉ tự mày mò, tìm tòi cho riêng bản thân mà K’Thư còn vận động các bạn trong lớp, trong trường cùng tham gia. Qua đó, góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của người đồng bào các dân tộc tại địa phương. Với cách sống hòa nhã, thân thiện, em được nhiều bạn bè, thầy cô trong trường tin yêu, quý mến.

Ngoài những giờ lên lớp, những lúc rảnh rỗi, K’Thư phụ giúp bố mẹ làm việc nhà và chăm sóc vườn cà phê. Vào mỗi dịp hè được nghỉ học, K’Thư đi làm thêm để kiếm tiền trang trải cho việc học tập của mình. Khi hỏi về ước mơ của mình cậu học trò K’Thư cho biết: với lực học của mình em có ước mơ trở thành sinh viên sư phạm hoặc học viên trong trường quân đội.

Nhận xét về cậu học trò K’Thư lớp 12A2, thầy Đặng Tài Tuệ- Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “ em là học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số nhưng ý thức học tập  rất cao, nhiều năm liền đạt danh hiệu học sinh khá giỏi. Với những thành tích đã đạt được cộng với năng lực về hoạt động đoàn đội K’ Thư được chi bộ nhà trường xem xét, giới thiệu kết nạp đảng. Em là một trong những tấm gương sáng để bạn bè học tập và noi theo.

Quỳnh Trang

Lượt xem: 254
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 001595822
  •  Đang online: 135
  •  Trong tuần: 9.670
  •  Trong tháng: 66.290
  •  Trong năm: 66.290