Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập huyện Bảo Lâm (11/7/1994 -11/7/2024)! Cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc quyết tâm xây dựng Bảo Lâm phát triển nhanh và bền vững!
Đề cao cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn lợi dụng bồi thường, giải phóng mặt bằng gây phức an ninh trật tự In trang
18/09/2023 03:43 CH

 

 

Đất đai là một loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên quốc gia, thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, giao quyền sử dụng cho người dân theo quy định của pháp luật.

Để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đất đai phải thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng với số lượng lớn. Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, đạt được sự đồng thuận của nhân dân nên phần lớn các dự án có liên quan đến sử dụng đất đều bảo đảm tiến độ, bảo đảm quyền, lợi ích của nhân dân trong quá trình thu hồi đất đai, giải phóng mặt bằng. Hiện nay, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể quản lý, sử dụng đất đai; song tại một số nơi vẫn còn xảy ra tình trạng mâu thuẫn, tranh chấp giữa những người đang sử dụng đất với các cơ quan, doanh nghiệp gây “điểm nóng” gây phức tạp về ANTT.

Ảnh sưu tầm minh họa
Ảnh sưu tầm minh họa

Lợi dụng vấn đề bồi thường, giải phóng mặt bằng, thời gian qua các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã kích động nhân dân khiếu kiện đông người, vượt cấp, kéo dài tại các cơ quan Đảng, Nhà nước ở Trung ương, địa phương bằng nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau.

Ảnh sưu tầm minh họa
Ảnh sưu tầm minh họa

Trên địa bàn huyện Bảo Lâm, thời gian qua do làm tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng nên nhiều dự án, công trình trọng điểm đã được triển khai phục vụ tốt cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tạo được sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, vẫn còn một số người dân bị phần tử xấu tác động nên không đồng tình với mức giá bồi thường, giải phóng mặt bằng dẫn đến việc khiếu kiện kéo dài. Ngoài ra, do công tác quản lý đất đai còn tồn tại thiếu sót nên một số cá nhân đã lợi dụng lấn chiếm, trồng cây trái phép trên đất lâm nghiệp. Khi chính quyền triển khai giải tỏa thu hồi, các đối tượng chống phá xuyên tạc, kích động  làm sai lệch để người dân hiểu sai bản chất, đòi hỏi quyền lợi không chính đáng, gây phức tạp tình hình ANTT tại địa phương.

Nhằm chủ động phòng ngừa, không để các thế lực thù địch, phần tử xấu kích động, lôi kéo vào các hoạt động gây mất ANTT, nhân dân trên địa bàn cần chú ý các vấn đề sau:

Thứ nhất, ủng hộ cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để xây dựng, triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Thứ hai, tham gia cùng các cấp, các ngành, các cơ quan truyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các quy định trong bồi thường, giải phóng mặt bằng, khiếu nại, tố cáo theo đúng trình tự của pháp luật.

Thứ ba, đề cao cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc, hoạt động lợi dụng sự việc bồi thường, giải phóng mặt bằng để kích động, lôi kéo người dân tham gia các hoạt động khiếu kiện đông người, vượt cấp, kéo dài gây phức tạp tình hình ANTT tại địa phương.

          Thứ tư, nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật trong bồi thường, giải phóng mặt bằng, khiếu nại, tố cáo như: Luật đất đai 2017, Luật khiếu nại năm 2011, Luật tố cáo năm 2018...Tránh đề kẻ địch, phần tử xấu lợi dụng kích động, lôi kéo tham gia các hoạt động khiếu kiện phức tạp, vi phạm pháp luật.

Điều 4 của Luật Đất đai (năm 2013) quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người dân sử dụng đất theo quy định của Luật này”. Đây là cơ sở pháp lý bảo đảm quyền, nghĩa vụ hợp pháp cho người sử dụng đất.

M.C

                                                                  

Lượt xem: 1.708
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 001488282
  •  Đang online: 54
  •  Trong tuần: 9.625
  •  Trong tháng: 17.545
  •  Trong năm: 919.750