Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập huyện Bảo Lâm (11/7/1994 -11/7/2024)! Cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc quyết tâm xây dựng Bảo Lâm phát triển nhanh và bền vững!
Mô hình sản xuất cà phê RoBusta đặc sản ở Bảo Lâm In trang
28/03/2019 12:00 SA

Trong các năm qua xuất khẩu cà phê robusta của Việt Nam được xếp hàng thứ 2 trên thế giới. Tuy nhiên, giá thành của hạt cà phê Việt Nam thường thấp hơn các nước khác bởi nhiều lý do khác nhau, trong đó có khâu chăm sóc , thu hái và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch của người nông dân.

Để hương cà phê bay xa hơn, được mọi nước trên thế giới biết đến đặc sản cà phê Việt Nam, công ty TNHH TM-SNK nhịp cầu Âu Á đã đầu tư trang trại trồng và chế biến cà phê sạch tại xã Lộc Đức Huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng , bước đầu sản phẩm cà phê mang đậm hương sắc cà phê đặc sản đã tạo được tiếng vang.

Mô hình sản xuất cà phê RoBusta đặc sản ở Bảo Lâm
Mô hình sản xuất cà phê RoBusta đặc sản ở Bảo Lâm

Với niềm đam mê sản phẩm ca phê , năm 2017, chị Lê Kim Trang, Giám đốc công ty TNHH TNHH TM-SNK nhịp cầu Âu Á có trụ sở tại TP HCM đã đến thôn Khánh Thượng xã Lộc Đức, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng mua 02 ha đất của người dân đã có sẵn cây cà phê, với mong muốn dùng những hạt cà phê trên vùng đất này để cho ra đời những hạt cà phê đặc sản mang thương hiệu "Made in Việt Nam" thơm ngon, có chất lượng cao được mọi người biết đến. Với kiến thức đã được học về kỹ thuật chăm sóc, bảo quản chế biến cà phê sau thu hoạch từ các nước tiên tiến trên thế giới, Giám đốc Lê Kim Trang đã xây dựng trang cà phê theo cách riêng. Với diện tích cà phê đã mua của nông dân, Công ty đã hợp đồng với một lao động tại địa phương phụ trách chính trong việc chăm sóc, thực hiện theo quy trình kỹ thuật của công ty.

Anh Nguyễn Thanh Việt , công nhân phụ trách chăm sóc cây cà phê của Công ty cho biết “hàng năm bước vào vụ chăm sóc, cây cà phê trong trai trại chủ yếu áp dụng theo quy trình kỹ thuật an toàn sinh, các loại phân bón cho cây có nguồn gốc từ chất hữu cơ, xử lý các loại sâu bệnh bằng thuốc sinh học nhưng cũng hạn chế”.

Mô hình sản xuất cà phê RoBusta đặc sản ở Bảo Lâm
Mô hình sản xuất cà phê RoBusta đặc sản ở Bảo Lâm

Từ kỹ thuật chăm sóc kỹ càng, cây cà phê ở trang trại cho quả to đều và năng suất cao và đặc biệt là khâu thu hái, bảo quản sau thu hoạch. Khi cây cà phê bước vào giai đoạn thu hoạch, thay vì thu hái toàn bộ thì Công ty thuê nhân công hái có chọn lọc những quả chín đỏ, sau đó đem vào sửa sạch mới đem phơi.

Những hạt cà phê chín đỏ cũng được phơi trên giá thể và trong nhà kính để đảm bảo không bị ánh nắng chiếu trực tiếp làm giảm chất hạt cà phê , bụi bặm và con trùng bên ngoài không tấn công vào được.

Trong quá trình phơi, các hạt cà phê cũng được kiểm tra nhiệt độ, độ đường để tiến hành ủ lên men. Quá trình như vậy được tiến hành nhiều lần để khi cho ra sản phẩm hạt cà phê đạt đến độ tinh túy và chất lượng nhất, quy trình kỹ thuật như vậy, cộng với bí quyết của nghề, đầu năm 2019 những hạt cà phê từ Trang trại của Công ty TNHH TM-SNK nhịp cầu Âu Á đã mang đến Hội thi sản phảm cà phê đặc sản Việt Nam được tổ chức tại Thành phố Buôn Ma Thuộc, Đắc Lắk.

Mô hình sản xuất cà phê RoBusta đặc sản ở Bảo Lâm
Mô hình sản xuất cà phê RoBusta đặc sản ở Bảo Lâm

Trong số hàng trăm doanh nghiệp sản xuất- chế biến cà phê trong và ngoài nước tham dự , sản phẩm cà phê của công ty TNHH TM-SNK nhịp cầu Âu Á đã được chứng nhận là “sản phẩm cà phê tốt nhất”. Đây là niềm vui đối với công ty nhưng đồng thời cũng mở ra một triển vọng mới về chất lượng và giá trị của sản phẩm cà phê robot ta của Việt Nam được sản xuất, chế biến tại huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng.

Chị Lê Kim Trang, Giám đốc TNHH TM-SNK nhịp cầu Âu Á chia sẽ “Từ những thành quả đạt được ban đầu, trong thời gian tới, Công ty sẽ xây dựng kế hoạch thu mua sản phẩm cà phê của người dân trong vùng, cũng như hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, thu hái và bảo quản sản phẩm cho bà con nông dân, nhằm tạo ra giá trị kinh tế cao và hướng đến một nền nông nghiệp bền vững.

Huyện Bảo Lâm có trên 30.000 ha diện tích cà phê robusta, sản lượng luợng hàng năm đạt khoảng 150.000 tấn cà phê nhân.

Trong những năm qua, những hạt cà phê ở Bảo Lâm chủ yếu được xuất thô ra thị trường nên giá trị kinh tế thấp và thiếu tính ổn định. Việc công ty TNHH TM-SNK nhịp cầu Âu Á đầu tư trang trại trồng và xây dựng cơ sở chế biến cà phê tại xã Lộc Đức sẽ là cơ hội cho người dân đến tham quan, học hỏi kinh nghiệp trong sản xuất nhằm hướng tới có được sản phẩm cà phê sạch , an toàn, đảm bảo theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế , qua đó góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho người nông dân.

Hữu Thống

Lượt xem: 3.047
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 001592357
  •  Đang online: 350
  •  Trong tuần: 6.205
  •  Trong tháng: 62.825
  •  Trong năm: 62.825