Ngày 28/6, huyện Bảo Lâm tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV, năm 2024. Dự Đại hội có ông K’Mát – Uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh uỷ - PCT HĐND tỉnh; Đại tá Trương Minh Đương – Uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh uỷ - Giám đốc Công an tỉnh; đồng chí Nguyễn Ngọc Phúc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Về phía huyện Bảo Lâm có đồng chí Nguyễn Viết Vân – TUV – Bí thư Huyện uỷ; đồng chí K’Lình – Phó Bí thư thường trực huyện uỷ - Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Trương Hoài Minh – Phó Bí thư huyện uỷ - Chủ tịch UBND huyện, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể huyện và 150 đại biểu chính thức đại diện cho 27 dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
Trong 5 năm qua, cùng với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cộng với tinh thần đoàn kết, nổ lực vươn lên của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong huyện, đến nay, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Bảo Lâm đã có những chuyển biến khởi sắc. Một trong những nét thay đổi rõ rệt nhất trong phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Bảo Lâm đó là cơ sở hạ tầng điện thắp sáng, đường giao thông, cơ sở vật chất trường học, trạm y tế xã, nước sạch được đầu tư xây dựng khang trang, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thông đi lại, sản xuất và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương. Công tác đào tào nghề, giải quyết việc làm cũng được chú trọng thực hiện nhằm ổn định đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng đồng bào DTTS. Với mục tiêu đào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm, ổn định đời sống người lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Kết quả trong thời gian 2019-2024 đã mở được 22 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn với 526 lao động, trong đó, có 440 lao động là người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tham gia. Giải quyết việc làm cho 450 lao động, trong đó, lao động là người đồng bào dân tộc thiểu số 150 người. Công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện luôn được các cấp Ủy Đảng, chính quyền quan tâm, chỉ đạo thực hiện kịp thời, do vậy đời sống của người dân đồng bào DTTS từng bước được cải thiện, nâng cao. Từ năm 2019 đến năm 2023 đã hỗ trợ nhà ở cho các hộ đồng bào DTTS trên địa bàn huyện là 333 căn, trong đó, 219 căn xây mới và sữa chữa 114 căn.
Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số luôn được quan tâm thực hiện. Những giá trị di sản văn hóa dân tộc đã được giữ gìn và phát huy, các hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang từng bước được xóa bỏ. Nhiều địa phương trong huyện đã phát huy tốt bản sắc văn hóa của các dân tộc, khôi phục và phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống; khai thác, sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao.. Bên cạnh đó huyện Bảo Lâm cũng đã triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách vay vốn tín dụng từ ngân hành chính sách xã hội huyện; chất lượng tín dụng ngày càng không ngừng phát triển và ổn định. Thông qua nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH đã tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao sức sản xuất hàng hóa, cải thiện đời sống, góp phần ổn định tình hình kinh tế, xã hội tại địa phương. Đến nay tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 3,73%, hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 5,91%.
Đ/c Nguyễn Ngọc Phúc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng phát biểu tại đại hội
Phát biểu tại Đại hội, đồng chí Nguyễn Ngọc Phúc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã ghi nhận và đánh giá cao kết quả công tác dân tộc mà huyện Bảo lâm đã đạt được. Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị trong thời gian tới, cấp uỷ, chính quyền, mặt trận các đoàn thể huyện Bảo Lâm tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, các chương trình mục tiêu quốc gia trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt là vấn đề nước sạch, giải quyết đất ở, đất sản xuất. Quan tâm, thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, phát triển kinh tế từ rừng. Đẩy mạnh phát triển thương mại, du lịch trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, nâng cao dân trí, chăm sóc sức khoẻ. Quan tâm đến công tác bảo tồn, pháy huy các giá trị văn hoá đặc sắc, đặc biệt là văn hoá cồng chiêng. Bồi dưỡng cán bộ, trí thức là người dân tộc thiểu số, coi trọng và phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản, người có uy tín xây dựung khối đại đoàn kết các dân tộc.
Đ/c Nguyễn Viết Vân- TUV, Bí thư Huyện ủy phát biểu tại đại hội
Phát biểu tại Đại hội, đồng chí Nguyễn Viết Vân - Bí thư Huyện uỷ Bảo Lâm đã ghi nhận và biểu dương những kết quả mà cấp ủy, chính quyền và đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, nhấn mạnh: cấp uỷ, chính quyền các cấp cần tiếp tục triển khai thực hiện mạnh mẽ các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, phát huy tinh thần đoàn kết, phát huy tính chủ động của đồng bào trong phát triển kinh tế, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch; thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng huyện Bảo Lâm ngày càng giàu mạnh, văn minh.
Với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, các đại biểu đã tập trung trí tuệ đóng góp vào báo cáo tổng kết công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2019- 2024; phương hướng, nhiệm vụ các giải pháp công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc của huyện giai đoạn 2024 - 2029.
Đại biểu tham dự đại hội cấp trên
Đại hội cũng đã bầu 24 đại biểu tham dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Lâm Đồng và thông qua Quyết tâm thư Đại hội. Dịp này, Đại hội đã trao bằng khen của UBND tỉnh cho 3 cá nhân và 1 tập thể. Đồng thời trao giấy khen của Ban Dân tộc tỉnh và UBND huyện Bảo Lâm cho các tập thể và cá nhân đã có nhiều thành tích tiêu biểu trong thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện giai đoạn 2019-2024.
Các tập thể cá nhân được biểu dương
Các tập thể cá nhân được biểu dương
{image id=8}
Các tập thể cá nhân được biểu dương
TRIỆU NHÂN