Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập huyện Bảo Lâm (11/7/1994 -11/7/2024)! Cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc quyết tâm xây dựng Bảo Lâm phát triển nhanh và bền vững!
Giới thiệu chung In trang
19/08/2019 12:00 SA

Điều kiện tự nhiên, dân số 

1. Giới thiệu 
  
Bảo Lâm là một huyện thuộc cao nguyên Di Linh - Bảo Lộc, nằm giữa thị xã Bảo Lộc và huyện Di Linh. Huyện Bảo Lâm được thành lập theo Quyết định số 65/QĐ-CP ngày 11-7-1994 của Chính phủ, từ huyện Bảo Lộc được chia ra thành 2 đơn vị mới là thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm.

Với đặc điểm tự nhiên và vị trí địa lý thì huyện Bảo Lâm có nhiều tiềm năng và lợi thế to lớn về phát triển kinh tế xã hội với tốc độ cao của tỉnh Lâm Đồng. Huyện có vị trí địa lý thuận lợi là nằm trong khu vực trung tâm phát triển công nghiệp của tỉnh, có vị trí và vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đặc biệt là ngành công nghiệp nặng. Qua hơn 14 năm thành lập, huyện đã đạt được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội và được công nhận là 1 trong 4 địa phương có tiềm năng phát triển nhất của tỉnh Lâm Đồng.

2. Vị trí địa lý

Với diện tích tự nhiên 146.344 ha, Bảo Lâm là một trong những huyện có diện tích lớn của tỉnh (chiếm 19%). Bảo Lâm là vành đai bao quanh 3 phía: Bắc, đông và tây thị xã Bảo Lộc, khiến cho chu vi của huyện Bảo Lâm rất dài và Bảo Lâm có ranh giới giáp với nhiều địa phương khác: phía bắc giáp với tỉnh Đắk Nông, phía nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía đông giáp huyện Di Linh, phía tây giáp thị xã Bảo Lộc và các huyện: Cát Tiên, Đạ Tẻh và Đạ Huoai. Ở vị trí này, Bảo Lâm có điều kiện giao lưu khá thuận lợi với các địa bàn ở trong và ngoài tỉnh.

Quốc lộ 20, cùng với tuyến đường liên tỉnh từ Bảo Lộc đến công trình thuỷ điện Hàm Thuận - Đạ Mi tạo cho Bảo Lâm nhanh chóng tiếp cận được với Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông và vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

Địa hình của huyện Bảo Lâm thuộc vùng sơn nguyên tương đối bằng phẳng. Độ cao trung bình 900m so với mặt biển. Mặc dù không có nhiều núi cao (Tiou Hoan 1.444m, BNom Quanh 1.131m, BNom RLa 1.271m), nhưng nơi đây lại là vùng phát sinh của nhiều dòng suối lớn và là đầu nguồn sông La Ngà. Các dòng sông suối chính như: Đa Tong Kriong, Đa Dung Krian, Đạ Riam, Đạ Bình,... tập hợp nhiều nguồn suối nhỏ để đổ vào sông La Ngà. Ở phía bắc huyện Bảo Lâm cũng có nhiều dòng suối lớn như: Đạ Pou, Đạ Siat, Đạ Kôi, Đạ Sou với rất nhiều nhánh suối nhỏ tập trung đổ vào sông Đa Dâng là ranh giới tự nhiên của huyện với tỉnh Đắc Nông.

Lượng mưa hàng năm rất lớn, bình quân 2.000 - 2.500mm. Trữ lượng nước dồi dào (từ 8-10 tỷ m3/năm), có khả năng đáp ứng cho sinh hoạt, nông nghiệp và công nghiệp ngay cả trong mùa khô. Năng lượng thủy điện dồi dào như ĐaNhim, Hàm Thuận – Đa Mi, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4,… nên rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp luyện nhôm cũng như phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Bước đầu huyện đã xây dựng được hồ chứa nước Tân Rai ở Lộc Thắng và cụm công trình thuỷ điện phục vụ cho đồng bào dân tộc ở xã Lộc Lâm. Thác nước Bảy Tầng ở Lộc Thành và hệ thống thác nước ở Lộc Bắc không chỉ là những thắng cảnh đẹp, hùng vĩ mà còn có thể xây dựng được các công trình thuỷ điện phục vụ cho đồng bào vùng sâu, vùng xa ở phía bắc và phía nam của huyện. Mùa khô ở vùng Bảo Lâm do độ ẩm không khí cao và hầu như tháng nào trong mùa này cũng có ít nhất một cơn mưa. Vì vậy, các loại cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày, phát triển thuận lợi, đạt năng suất cao.

Huyện là nơi có nguồn tài nguyên khoáng sản giàu nhất tỉnh, chiếm 10% tổng giá trị tài nguyên khoáng sản của vùng Đông Nam Bộ, trong đó thì nguồn tài nguyên Bauxit chiếm tỷ lệ lớn nhất. Hiện tại tập đoàn công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam đã đầu tư xây dựng nhà máy Alumin phục vụ công nghiệp khai thác Bauxit với trữ lượng 630 ngàn tấn / năm.

Bên cạnh đó thì với một số cảnh quan tự nhiên và nguồn tài nguyên nhân văn khá đa dạng là nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa của nhiều dân tộc anh em nên có tiềm năng mạnh để phát triển ngành du lịch – dịch vụ nghĩ dưỡng trong tương lai.

3. Các xã trong huyện

Huyện Bảo Lâm có 14 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn Lộc Thắng và 13 xã: Lộc Quảng, Lộc Tân, Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Lâm, Lộc Phú, Lộc Ngãi, Lộc Đức, Lộc An, Lộc Thành, Lộc Nam, Tân Lạc và BLá. Những xã này hầu hết thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện Bảo Lộc cũ. Việc thành lập huyện Bảo Lâm tạo ra cơ cấu tổ chức phù hợp để thúc đẩy quá trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở vùng này cùng với các địa phương khác trong toàn tỉnh bước vào thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

4. Cơ cấu dân số 

Bảo Lâm thuộc vùng đất rộng, người thưa, dân số toàn huyện có 116.122 người, mật độ dân số: 75 người/km2.

Hiện trên địa bàn huyện có 19 dân tộc thiểu số đang sinh sống với 7.442 hộ, gồm 31.458 nhân khẩu (chiếm tỷ lệ 30% dân số). Trong đó: dân tộc Châu mạ, K’ho có 5.747 hộ, với 26.058 khẩu, chiếm 78,5% trong tổng số khẩu đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra còn có một số dân tộc từ các tỉnh miền Bắc đến sinh cơ lập nghiệp. Đồng bào dân tộc tại chỗ có quá trình sinh sống ở đây từ rất lâu đời. Ở xã Lộc Bắc đã phát hiện được 2 bộ đàn đá. Các nhà khảo cổ học xác định những hiện vật này có niên đại cách đây trên 2.000 năm. Đồng bào dân tộc ở xã Lộc Bảo, Lộc Bắc còn lưu giữ nếp sống trong các nhà dài bao gồm nhiều thế hệ đồng tộc cùng chung sống trong một gia đình lớn.

Bổ sung vào thành phần cư dân sau này là các đợt di dân đến vào nhiều thời kỳ khác nhau. Đợt dân đến đông đảo đầu tiên là vào đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp khai thông quốc lộ 20, tiến hành lập các đồn điền trồng chè, cà phê. Toàn vùng cao nguyên Di Linh - Bảo Lộc thời kỳ đó có đến 400 đồn điền với gần 20.000ha chè, cà phê. Công cuộc khai hoang lớn đầu tiên đã đưa lên đây hàng chục ngàn lao động cho đến nay đã trải qua nhiều thế hệ gắn bó với vùng đất này. Trong những năm đầu của thập kỷ 80, khi mở ra các nông trường thuộc Liên hiệp các xí nghiệp dâu tằm tơ Việt Nam, đã có nhiều đợt lao động và các hộ dân đi khai hoang xây dựng kinh tế mới được chuyển đến vùng Bảo Lâm.

Cùng với sự hình thành, phát triển của cộng đồng dân cư, đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân các dân tộc trong huyện cũng rất đa dạng, phong phú. Nét đẹp truyền thống của mỗi dân tộc luôn được trân trọng, giữ gìn và phát huy. Mặt khác, trong quá trình giao lưu chung sống, những tinh hoa quý báu của các dân tộc anh em được tiếp thu và trở thành tài sản chung của cả cộng đồng. Các thế hệ cư dân đến vùng Bảo Lâm đều là những người lao động cần cù, không quản ngại khó khăn, gian khổ, mong muốn xây dựng cuộc sống ổn định và tương lai tốt đẹp cho con cháu. Kẻ trước, người sau gắn bó chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, cùng đoàn kết chống áp bức, bóc lột, chống ách thống trị của thực dân, đế quốc.

Cơ sở hạ tầng 

Hệ thống đường giao thông nội bộ những năm gần đây phát triển khá nhanh. Đường ô tô đã đến tất cả các xã trong huyện, toàn huyện có 69 km đường nhựa. Các tuyến đường lâm nghiệp, đường đến các đồn điền chè, cà phê trước đây đang được nâng cấp, cải tạo. Đến nay đã có trên 1.000km đường cấp phối, đường nông thôn được tu sửa để phục vụ cho việc vận chuyển, lưư thông đến tất cả các xã trên địa bàn. Các chương trình mục tiêu quốc gia, định canh, định cư… đã góp phần đầu tư xây dựng các tuyến đường về các xã vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK của huyện. Nhân dân các địa phương cũng tham gia đóng góp công sức, tiền của để làm đường đến các vùng nông thôn và khu vực dân cư.

Từ khi thành lập đến nay, huyện Bảo Lâm đã tạo được bước phát triển nhanh và hướng đi lên rõ rệt. Điều dễ nhận thấy là hệ thống giao thông và các công trình kiến trúc được xây dựng ngày càng nhiều. Bộ mặt của thị trấn Lộc Thắng - trung tâm của huyện và các vùng nông thôn có sự thay đổi nhanh chóng.

Lịch sử văn hóa 

Bảo Lâm là một huyện thuộc cao nguyên Di Linh - Bảo Lộc, nằm giữa thị xã Bảo Lộc và huyện Di Linh. Huyện Bảo Lâm được thành lập theo Quyết định số 65/QĐ-CP ngày 11-7-1994 của Chính phủ, từ huyện Bảo Lộc được chia ra thành 2 đơn vị mới là thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm.

Huyện Bảo Lâm có 14 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn Lộc Thắng và 12 xã: Lộc Quảng, Lộc Tân, Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Lâm, Lộc Phú, Lộc Ngãi, Lộc Đức, Lộc An, Lộc Thành, Lộc Nam, Tân Lạc và B’Lá. Những xã này hầu hết thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện Bảo Lộc cũ. Việc thành lập huyện Bảo Lâm tạo ra cơ cấu tổ chức phù hợp để thúc đẩy quá trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở vùng này cùng với các địa phương khác trong toàn tỉnh bước vào thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Với diện tích tự nhiên 1.456,6km2, Bảo Lâm là một trong những huyện có diện tích lớn của tỉnh. Bảo Lâm là vành đai bao quanh 3 phía bắc, đông và tây thị xã Bảo Lộc, khiến cho chu vi của huyện Bảo Lâm rất dài và Bảo Lâm có ranh giới giáp với nhiều địa phương khác: phía bắc giáp với tỉnh Đắc Lắc, phía nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía đông giáp huyện Di Linh, phía tây giáp thị xã Bảo Lộc và các huyện: Cát Tiên, Đạ Tẻh và Đạ Huoai. Ở vị trí này, Bảo Lâm có điều kiện giao lưu khá thuận lợi với các địa bàn ở trong và ngoài tỉnh.

Quốc lộ 20 cùng với tuyến đường liên tỉnh từ Bảo Lộc đến công trình thuỷ  điện Hàm Thuận - Đạ Mi tạo cho Bảo Lâm nhanh chóng tiếp cận được với Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông và vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

Địa hình của huyện Bảo Lâm thuộc vùng sơn nguyên tương đối bằng phẳng. Độ cao trung bình 900m so với mặt biển.

Mặc dù không có nhiều núi cao (Tiou Hoan 1.444m, B’Nom Quanh 1.131m, B’Nom R’La 1.271m), nhưng nơi đây lại là vùng phát sinh của nhiều dòng suối lớn và là đầu nguồn sông La Ngà. Các dòng sông suối chính như: Đa Tong Kriong, Đa Dung Krian, Đạ Riam, Đạ Bình,... tập hợp nhiều nguồn suối nhỏ để đổ vào sông La Ngà. Ở phía bắc huyện Bảo Lâm cũng có nhiều dòng suối lớn như: Đạ Pou, Đạ Siat, Đạ Kôi, Đạ Sou với rất nhiều nhánh suối nhỏ tập trung đổ vào sông Đa Dâng là ranh giới tự nhiên của huyện với tỉnh Đắc Lắc.

Lượng mưa hàng năm rất lớn, bình quân 2.000 - 2.500mm. Vì vậy huyện Bảo Lâm có tiềm năng dồi dào về thuỷ lợi và thuỷ điện. Bước đầu huyện đã xây dựng được hồ chứa nước Tân Rai ở Lộc Thắng và cụm công trình thuỷ điện phục vụ cho đồng bào dân tộc ở xã Lộc Lâm. Thác nước Bảy Tầng ở Lộc Thành và hệ thống thác nước ở Lộc Bắc không chỉ là những thắng cảnh đẹp, hùng vĩ mà còn có thể xây dựng được các công trình thuỷ điện phục vụ cho đồng bào vùng sâu, vùng xa ở phía bắc và phía nam của huyện.

Mùa khô ở vùng Bảo Lâm do độ ẩm không khí cao và hầu như tháng nào trong mùa này cũng có ít nhất một cơn mưa. Vì vậy, các loại cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày, phát triển thuận lợi, đạt năng suất cao.

Bảo Lâm thuộc vùng đất rộng, người thưa, dân số toàn huyện có 87.536 người (năm 1999), mạât độ dân số: 60 người/km2.

Đồng bào các dân tộc ít người chiếm 30,5% dân số, chủ yếu là người Mạ (14,9%) và Cơ Ho (9,4%), ngoài ra còn có một số dân tộc từ các tỉnh miền Bắc đến sinh cơ lập nghiệp. Đồng bào dân tộc tại chỗ có quá trình sinh sống ở đây từ rất lâu đời. Ở xã Lộc Bắc đã phát hiện được 2 bộ đàn đá. Các nhà khảo cổ học xác định những hiện vật này có niên đại cách đây trên 2.000 năm. Đồng bào dân tộc ở xã Lộc Bảo, Lộc Bắc còn lưu giữ nếp sống trong các nhà dài bao gồm nhiều thế hệ đồng tộc cùng chung sống trong một gia Đình lớn.

Bổ sung vào thành phần cư dân sau này là các đợt di dân đến vào nhiều thời kỳ khác nhau. Đợt dân đến đông đảo đầu tiên là vào đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp khai thông quốc lộ 20, tiến hành lập các đồn điền trồng chè, cà phê. Toàn vùng cao nguyên Di Linh - Bảo Lộc thời kỳ đó có đến 400 đồn điền với gần 20.000ha chè, cà phê. Công cuộc khai hoang lớn đầu tiên đã đưa lên đây hàng chục ngàn lao động cho đến nay đã trải qua nhiều thế hệ gắn bó với vùng đất này. Trong những năm đầu của thập kỷ 80, khi mở ra các nông trường thuộc Liên hiệp các xí nghiệp dâu tằm tơ Việt Nam, đã có nhiều đợt lao động và các hộ dân đi khai hoang xây dựng kinh tế mới được chuyển đến vùng Bảo Lâm.

Cùng với sự hình thành, phát triển  của  cộng đồng  dân cư,  đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân các dân tộc trong huyện cũng rất đa dạng, phong phú. Nét đẹp truyền thống của mỗi dân tộc luôn được trân trọng, giữ gìn và phát huy. Mặt khác, trong quá trình giao lưu chung sống, những tinh hoa quý báu của các dân tộc anh em được tiếp thu và trở thành tài sản chung của cả cộng đồng. Các thế hệ cư dân đến vùng Bảo Lâm đều là những người lao động cần cù, không quản ngại khó khăn, gian khổ, mong muốn xây dựng cuộc sống ổn định và tương lai tốt đẹp cho con cháu. Kẻ trước, người sau gắn bó chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, cùng đoàn kết chống áp bức, bóc lột, chống ách thống trị của thực dân, đế quốc.

Trong suốt thời kỳ kháng chiến lâu dài, gian khổ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, các xã phía bắc và phía nam huyện Bảo Lâm luôn là vùng căn cứ địa vững chắc của cách mạng. Đồng bào dân tộc vùng căn cứ mặc dù còn gian khổ, thiếu thốn nhưng một lòng, một dạ tin tưởng tuyệt đối ở cách mạng và quyết tâm theo Đảng chiến đấu đến cùng. Quân và dân các xã Lộc Bắc, Lộc Nam, Lộc Lâm, Lộc An đã lập chiến công xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Hình ảnh anh dân quân K’Vét dũng cảm bắn rơi máy bay Mỹ đã tiêu biểu cho khí phách anh hùng của đồng bào dân tộc vùng chiến khu năm xưa.

Nền kinh tế của huyện Bảo Lâm chủ yếu là nông lâm nghiệp. Đây là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của tỉnh, cây trồng chính là chè, cà phê, dâu tằm và một số loại cây ăn quả khác. Trong tổng giá trị sản phẩm năm 1997, thu nhập nông nghiệp chiếm 80%, lâm nghiệp 9,32%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 4,36% và thương mại, dịch vụ 6,32%.

Cơ cấu tỷ trọng của các ngành kinh tế trên đây cho thấy Bảo Lâm còn là một huyện thuần nông. Điều này là một thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Diện tích đất có khả năng nông nghiệp toàn huyện là 36.000ha, đến nay đã trồng được 24.827ha các loại cây công nghiệp dài ngày, trong đó có gần 18.219ha đã cho thu hoạch.

Diện tích chè có 8.920ha với hơn 7.746ha đã có thu hoạch. Nhân dân trong huyện đang tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong việc trồng chè, đưa những giống mới và sử dụng kỹ thuật giâm cành để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Diện tích cà phê có 15.841ha, diện tích đã cho thu hoạch là 10.473ha. Sản lượng cà phê nhân đạt 16.498 tấn.

Do ngành dâu tằm tơ gặp khó khăn nên diện tích dâu năm 1995 là 781ha chỉ còn lại khoảng 200ha.

Toàn huyện trồng được 250ha cây ăn quả, chủ yếu là trồng xen trong đất thổ cư và vườn cà phê, trong đó chiếm ưu thế là sầu riêng với tổng số 112.000 cây. Hiện nay nhân dân chủ yếu trồng loại sầu riêng ghép giống ngoại nhanh thu hoạch, giá trị kinh tế cao.

Diện tích đất lâm nghiệp là 91.462ha. Hậu quả của việc đốt nương làm rẫy đến nay còn để lại 22.345ha đất trống, đồi trọc. Huyện Bảo Lâm đang tích cực thực hiện trồng rừng và giao khoán quản lý, bảo vệ chăm sóc rừng. Diện tích rừng trồng có 3.030ha, diện tích rừng được giao bảo vệ chăm sóc là 26.449ha (chiếm 32,4% diện tích rừng). Phát triển kinh tế rừng, xây dựng vườn rừng đang được gắn kết chặt chẽ với công tác định canh, định cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc. Mỗi hộ dân nhận chăm sóc bảo vệ rừng được tạo điều kiện để trồng 1,5 - 2ha cây công nhiệp nhằm ổn định, phát triển kinh tế.

Hệ thống đường giao thông nội bộ những năm gần đây phát triển khá nhanh. Đường ô tô đã đến tất cả các xã trong huyện, toàn huyện có 40km đường nhựa. Các tuyến đường lâm nghiệp, đường đến các đồn điền chè, cà phê trước đây đang được nâng cấp dần. Đến nay đã có 127km đường cấp phối, hàng trăm cây số đường đã được tu sửa để phục vụ cho việc vận chuyển đến được các xã vùng sâu, vùng xa. Các chương trình định canh, định cư, chương trình dự án 327 cũng dành phần thích đáng để đầu tư xây dựng các tuyến đường về các xã của huyện. Nhân dân các địa phương cũng tham gia đóng góp công sức, tiền của để làm đường đến các vùng nông thôn và khu vực dân cư.

Từ khi thành lập đến nay, huyện Bảo Lâm đã tạo được bước phát triển nhanh và hướng đi lên rõ rệt. Điều dễ nhận thấy là hệ thống giao thông và các công trình kiến trúc được xây dựng ngày càng nhiều. Bộ mặt của thị trấn Lộc Thắng - trung tâm của huyện và các vùng nông thôn có sự thay đổi nhanh chóng. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 10-12%, xấp xỉ bằng mức bình quân chung của tỉnh.

Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của tỉnh, mỗi năm huyện Bảo Lâm thực hiện trồng mới được hàng ngàn hecta cà phê, diện tích được thu hoạch hàng năm cũng tăng thêm tương ứng. Tuy vậy, do công nghiệp chế biến, thương nghiệp, dịch vụ chưa phát triển nên giá trị tổng sản phẩm thu nhập đạt chưa cao. Thu nhập bình quân đầu người mới đạt 2,7 triệu đồng/năm (tương đương 250 USD). Mức sống có sự chênh lệch lớn giữa các vùng, một số buôn vùng đồng bào dân tộc vẫn còn bị tình trạng thiếu đói 1-3 tháng trong năm. Huyện Bảo Lâm đã đầu tư cho các xã vùng đồng bào dân tộc mỗi năm 8-10 tỷ đồng để thực hiện các chương trình định canh, định cư và phát triển kinh tế - xã hội.

 Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bảo Lâm đang nỗ lực phấn đấu nhằm hoàn thành cuộc vận động định canh, định cư, phát triển nông nghiệp toàn diện cả chiều rộng lẫn chiều sâu, gắn kết với công nghiệp chế biến và phục vụ xuất khẩu nhằm tạo tiền đề để huyện Bảo Lâm bước vào thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa các vùng nông thôn, miền núi phát triển nhanh chóng, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho đồng bào các dân tộc trong huyện

Tiềm năng du lich 

Bảo Lâm là một trong những huyện có diện tích lớn của tỉnh,  ranh giới giáp với nhiều địa phương, phía bắc giáp với tỉnh Đắc Nông, phía nam giáp với tỉnh Bình Thuận, phía đông giáp huyện Di Linh, phía tây giáp thành phố Bảo Lộc và các huyện Cát Tiên, Đạ tẻh, Đạ Hoai; ở vị trí này Bảo Lâm có điều kiện giao lưu thuận lợi với các địa bàn trong và ngoài tỉnh. Về đặc điểm tự nhiên và vị trí địa lý thì huyện Bảo Lâm có nhiều tiềm năng, lợi thế lớn về phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Lâm Đồng. Qua hơn 20 năm thành lập, huyện đã đạt được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội và được công nhận là một trong bốn địa phương có tiềm năng phát triển của tỉnh Lâm Đồng

Hiện trên địa bàn huyện có 21 dân tộc anh em sinh sống, với 27.679 hộ, 116.311 nhân khẩu, trong đó dân tộc thiểu số có 7.888 hộ, 33.817 nhân khẩu; chiếm khoảng 30% dân số toàn huyện; do đó đã hội tụ nên một nền văn hóa rất phong phú, độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.

Về du lịch, huyện Bảo Lâm có nhiều tiềm năng để phát triển mạnh, được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, cảnh quan núi rừng hùng vỹ với nhiều dòng thác, suối chảy tự nhiên là điều kiện rất tốt để phát triển các loại hình du lịch gắn với thế mạnh về sông, suối, núi rừng. Tài nguyên du lịch tự nhiên Bảo Lâm khá phong phú với nhiều khu vực cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn như thác Tà Ngào - Lộc Thành; Hồ Tân Rai - Lộc Thắng và hàng trăm ha rừng thông nhựa và rừng nguyên sinh, đặc biệt có Hồ Tân Rai chạy từ ranh giới Lộc Quảng kéo dài đến khu II – Lộc Thắng theo hướng trục tỉnh lộ DT 725, với trên 200 ha mặt nước.

Lượt xem: 3.643
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 001446142
  •  Đang online: 64
  •  Trong tuần: 29.768
  •  Trong tháng: 91.745
  •  Trong năm: 877.610